4 điều cần chuẩn bị trước khi có em bé

Trước khi có em bé, mẹ Na không chuẩn bị được gì nhiều, phần vì chủ quan đã có công ty lo phần vì ỷ y mình đã chuẩn bị sức khoẻ đầy đủ. Tuy nhiên tới lúc cấn bầu em bé Tép, mẹ Na mới tá hoả bản thân thiếu đủ thứ. Nói chung, Na thấy trước khi có em bé cần lưu tâm rất nhiều điều; nhưng 4 điều sắp được nói tới trong bài sẽ là quan trọng hơn cả.

Nếu mẹ đang có ý định sinh bé hoặc đã cấn bầu bé rồi nhưng chưa nắm rõ thông tin thì bài viết này dành cho mẹ.

Tìm hiểu về các sản phẩm dành cho mẹ và bé tại mục “Mẹ Na Tin Dùng

1. Đóng BHXH ít nhất 6 tháng trước khi sinh em bé

Điều đầu tiên, các mẹ đừng quên là đóng BHXH ít nhất 6 tháng trước khi sinh em bé. Theo Luật BHXH, điều 39 được ban hành năm 2014, các bà bầu sẽ được trợ cấp BHXH 100% khi đóng ít nhất 6 tháng bảo hiểm trước sinh.

Trong TH, bà bầu không đóng đủ 6 tháng, BHXH cũng có mức trợ cấp phù hợp. Các mẹ có thể đọc thêm tại Luatvietnam.vn về TH đóng BHXH không đủ 6 tháng để biết rõ mình có thuộc diện nhận trợ cấp BHXH sau sinh không.

BHXH chia làm 2 dạng: cá nhân đóng theo công ty và cá nhân tự nguyện đóng

  • Đối với các mẹ có công việc full-time ổn định như mẹ Na (có hợp đồng ràng buộc rõ ràng với công ty): Hàng tháng, công ty sẽ đóng BHXH cho mẹ, BHXH sẽ bao gồm trợ cấp thai sản. Tuỳ vào mức lương của mẹ và chế độ BHXH, công ty sẽ đóng hạn mức tương ứng. Trường hợp này, Na thấy các mẹ khá rảnh tay không phải đụng chạm giấy tờ quá nhiều, tuy nhiên cũng cần lưu ý 2 điểm sau:
    • Điểm 1: Thông báo thời gian nghỉ thai sản ít nhất 2 tuần trước sinh cho nhân sự để họ kịp tiến hành khai báo BHXH
    • Điểm 2: Sau khi sinh, gửi ngay GIẤY CHỨNG SINH hoặc GIẤY KHAI SINH bản cứng cho nhân sự để họ giúp mẹ lãnh 6 tháng trợ cấp BHXH. Thông thường, sau 45 ngày BHXH sẽ chuyển trợ cấp 6 tháng vào tài khoản ngân hàng cho các mẹ.
  • Đối với các mẹ không có hợp đồng với công ty đóng BHXH sẽ phức tạp hơn 1 chút vì phải tự mình làm mọi thứ. Tuy nhiên cũng không cần quá lo lắng vì luật Việt Nam hướng dẫn khá rõ ràng. Thông tin có thể đọc tại: Hướng dẫn tự đóng BHXH.

2. Mua Bảo hiểm thai sản trước khi có em bé

Sinh em bé sẽ tiêu tốn của mẹ một khoản chi phí không nhỏ. Chỉ cần làm một phép tính đơn giản, mẹ sẽ thấy mình cần rút khoảng 20,000,000 VND tới 50,000,000 VND suốt thời kỳ thăm khám. Đấy là còn chưa kể tới chi phí sinh bé, chi phí mua sữa bầu vitamin, chi phí sau sinh. Chẳng giấu gì các mẹ, mẹ Na cũng nằm trong trường hợp đau đầu vì thiếu tiền này nha.

Tuy nhiên, mẹ Na được công ty mua thẻ sức khoẻ (bao gồm bảo hiểm thai sản) của PTI – bảo hiểm sức khoẻ Bưu Điện với mức chi trả tối đa 84,000,000 VND/năm khi sinh nên cũng dễ thở hơn phần nào. Ngoài ra, mẹ Na được chi trả thêm khoảng 1,600,000 VND cho việc khám bé và khoảng 4,000,000 VND nếu có biến chứng. Dù mức chi trả khám bé suốt thai kỳ không cao nhưng mức chi trả khi sinh lại quá tuyệt vời nên mẹ Na khá ưng cái bụng.

Các mẹ có thể mua bảo hiểm PTI hoặc bảo hiểm của các công ty khác nha. Mức thanh toán viện phí khám và sinh bé sẽ dao động từ 20,000,000 VND tới 80,000,000 VND/năm. Chi phí mua gói bảo hiểm này khoảng từ 2,000,000 VND tới 15,000,000VND.

Để mua bảo hiểm thai sản, mẹ có thể đăng ký mua riêng tại các công ty bảo hiểm sức khoẻ hoặc mua kèm theo bảo hiểm nhân thọ.

Thông tin chi tiết về bảo hiểm thai sản có thể đọc thêm tại: “Bầu lười chăm con | Bảo hiểm thai sản và những điều mẹ nên biết

3. Bổ sung vitamin cho cơ thể

Trước khi có em bé, ba và mẹ nên có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết. Việc cân-đo-đong-đếm hàm lượng dưỡng chất hàng ngày sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, nhằm tránh thiếu chất, thiếu năng lượng cho cơ thể. Các dưỡng chất cần bổ sung, đặc biệt là mẹ cần bổ sung:

  • Axit folic: Loại vitamin quan trọng nhất nhì cần được bổ sung khi ba mẹ có kế hoạch mang thai vì sẽ tốt cho cả bà bầu lẫn thai nhi. Axit folix giúp tăng lưu thông máu, chống mệt mỏi thai kì ở mẹ; giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi. Mức cần: 400mcg axit folic / ngày.
  • Sắt: Giúp cơ thể tạo máu, cung cấp oxy cho bé. Sắt làm giảm nguy cơ thiếu máu, giảm tình trạng sinh non, thiếu cân ở bé. Mức cần: 45mg sắt / ngày.
  • Canxi: Bổ sung canxi cho quá trình hình thành xương, răng của em bé, giúp thai nhi phát triển tốt hơn; làm giảm nguy cơ thiếu canxi, giảm nguy cơ tiền sản giật của mẹ. Mức cần: 1,000mg canxi / ngày.
  • Vitamin D: Tương tự Canxi, vitamin D giúp bé phát triển khoẻ mạnh, thúc đẩy quá trình hình thành xương răng. Mức cần: 1,500 IU / ngày
  • Omega-3 (Axit béo DHA, EPA): Omega-3 không phải vitamin nhưng đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển mắt và não của bé. Mức cần: 300mg / ngày
  • Iốt: Giúp phát triển não bộ và thần kinh của bé. Iot làm giảm nguy sơ suy giáp ở mẹ, thai nhi và bé sơ sinh; đặc biệt giúp tăng chỉ số IQ của trẻ. Trong thời kỳ mang thai, iốt giúp phát triển não bộ và hệ thần kinh của em bé. Mức cần: 220 mcg / ngày
  • Vitamin B6: Làm giảm triệu chứng ốm nghén. Mức cần: 1.9mg / ngày.

LƯU Ý: Hàm lượng vitamin, khoáng chất trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Ba mẹ cần tư vấn bác sĩ để bổ sung hàm lượng phù hợp với cơ thể.

Thông thường rau, thịt, cá, hải sản sẽ có đầy đủ các vitamin và khoáng chất kể trên. Tuy nhiên, nếu ba mẹ quá bận, không thể tính toán, chuẩn bị một cách kĩ lưỡng hoặc không biết cách nấu dẫn tới mất chất thì nên bổ sung bằng vitamin tổng hợp. Dưới đây là một số loại vitamin mà mẹ Na hoặc bạn mẹ Na đã được bác sĩ tư vấn sử dụng, các mẹ có thể tham khảo:

  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu Nature Made Prenatal Multi + DHA 150 viên. Xuất sứ: Mỹ
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu Elevit Healthy Baby Healthy Mum 100 viên. Xuất sứ: Úc
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu Blackmores Pregnancy And Breast-Feeding Gold 180 viên. Xuất sứ: Úc
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu Bioisland DHA For Pregnancy 60 viên. Xuất sứ: Úc

LƯU Ý: Mẹ cần tư vấn bác sĩ trước khi quyết định uống vitamin bầu nha. Danh sách phía trên chỉ mang tính chất tham khảo từ kinh nghiệm cá nhân Na.

Tìm hiểu ngay về vitamin tổng hợp tại mục “Mẹ Na Tin Dùng

4. Ba và mẹ cùng đi khám tiền sinh sản

Sức khoẻ của cả ba và mẹ đều rất quan trọng, quyết định trực tiếp tới sức khoẻ của em bé. Thực tế, có khá nhiều trường hợp xung quanh mẹ Na mắc các bệnh phụ khoa, nam khoa nhưng không đi khám, cũng có các trường hợp do môi trường công việc ô nhiễm, chế độ ăn uống không khoa học, lối sống không lành mạnh. Tất cả những điều này ít nhiều ảnh hưởng tới việc có con.

Nhìn chung, việc khám tiền sinh sản sẽ giúp ba mẹ phát hiện vấn đề kịp thời, có phương án xử lý phù hợp. Sức khoẻ tốt sẽ giúp tâm lý thoải mái tạo điều kiện nhiều hơn cho việc cấn bầu.

Trước khi đi khám tiền sinh sản, ba mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Mang đầy đủ giấy tờ (CMND, thẻ sức khoẻ, hồ sơ khám sức khoẻ nếu có)
  • Mặc trang phục thoải mái để tiện khám sức khoẻ
  • 8 tiếng trước xét nghiệm: Nhịn ăn nếu phải xét nghiệm Glucose máu, Triglyceride, Cholesterol
  • 1 ngày trước xét nghiệm: Không quan hệ tình dục; không sử dụng các chất kích thích, thực phẩm chức năng, vitamin
  • Đối với mẹ: Không khám sức khỏe sinh sản trong chu kỳ kinh nguyệt, nên khám sau khi đã sạch kinh nguyệt

4 điều này khá quan trọng, các mẹ lưu tâm nha!

Tìm hiểu về các sản phẩm dành cho mẹ và bé tại mục “Mẹ Na Tin Dùng

Hi, I’m Na. A young, wild & free woman. A wife & a mother of Bơ & Tép


Close
Bài viết mới nhất
Latest Travel Blog
Close

Hikerlust

Đi để muốn được về nhà

Close