Ăn dặm và 3 lần vỡ mộng của mẹ Na

Ăn dặm với mẹ Na không phải là cuộc chiến nhưng ăn dặm là những lần vỡ mộng tơi bời. Viễn cảnh mẹ Na tưởng tượng càng huy hoàng bao nhiêu thì thực tế càng phũ phàng bấy nhiêu.

Sau đây chính là 3 lần mẹ Na vỡ mộng tơi bời (và dự là sẽ còn nhiều lần nữa)

Có thể mẹ quan tâm:

  1. Lần đầu làm mẹ nên chuẩn bị những gì?
  2. Review kem trị rạn StretcHeal và Bio-Oil
  3. Review sữa bầu Morinaga và sữa bầu Maeil
  4. Các shop bán đồ em bé uy tín mẹ Na tin dùng
  5. Review: mẹ bầu nên bổ sung vitamin và khoáng chất gì
  6. Thương hiệu bán đồ em bé sơ sinh uy tín trên Shopee
  7. Thương hiệu bán đồ em bé sơ sinh uy tín trên Lazada
  8. Mẹ nên chọn loại bình sữa nào cho em bé sơ sinh
  9. Điểm danh các bác sĩ mẹ và bé mẹ Na đang follow
  10. Kinh nghiệm tập ti bình cho em bé sơ sinh

1. Đồ ăn Mẹ Na nấu thật đẹp Koi sẽ ăn thật ngon

  • Mơ mộng: Lúc Koi khoảng 3-4 tháng mẹ Na bắt đầu tìm hiểu kĩ về ăn dặm; các group ăn dặm join không trượt group nào. Thời điểm này mẹ Na u mê những món ăn vừa ngon mắt vừa đủ dinh dưỡng của các mẹ. Các em bé thì thi nhau ăn đồ ăn khiến mẹ Na cũng không thôi đặt mục tiêu: “Tới lúc Koi ăn dặm sẽ chuẩn bị đồ đẹp ngang ngửa để em ăn ngon lành”.
  • Vỡ mộng: Thời gian đầu (cụ thể là 1 tuần đầu), mẹ Na chịu khó chuẩn bị đồ ăn lắm; chỉn chu từ nhiệt độ, vệ sinh tới dinh dưỡng, màu sắc. Nói chung, bắt đầu với một tâm thế quyết thắng cho tới khi cô bé Koi cầm đồ ăn lên ném xuống đất thay vì cho vào miệng. Quyết không chịu thua, mẹ Na vẫn cố gắng nấu nướng (bởi vậy mới có 1 tuần đó các mẹ). Tưởng rằng cô Koi sẽ thương mẹ và yêu đồ ăn mà cho vào miệng ăn. Nhưng không, cô ta bóp nát bét.
  • Tỉnh mộng: Tựu chung lại, ăn thì ít mà ném với bóp thì nhiều nên mẹ Na quyết định dẹp mơ mộng “đồ ăn ngon và đẹp”. Đồ ăn đủ dinh dưỡng là được rồi. Hiện tại Koi vẫn ăn dặm theo đúng nhu cầu của em (theo cả blw và truyền thống). Mẹ Na, thay vì tốn thời gian nấu nướng đẹp mắt thì tập trung chuẩn bị đồ ăn sao cho thật nhanh chóng, đủ dinh dưỡng và phù hợp nhu cầu gặm đồ ăn thô của em.

2. Con ăn BLW được rồi không cần ăn truyền thống hay kiểu Nhật đâu

  • Mơ mộng: Bác sĩ của Koi khuyên rằng nên cho em ăn thô khi bước qua giai đoạn ăn dặm nên mẹ Na tìm hiểu rất kĩ về phương pháp BLW – ăn dặm bé chỉ huy. Đây là phương pháp ăn thô để giúp em bé luyện tập kĩ năng cầm nắm, gặm nhai…Em bé ăn dặm như vậy sẽ rất tốt cho sự phát triển. Cộng thêm việc join các group ăn dặm BLW, thấy các em bé khác ăn thô giỏi quá, mẹ Na cũng ao ước em Koi được như vậy.
  • Vỡ mộng: Nói là làm, mẹ Na cho Koi ăn dặm bằng phương pháp BLW. Những buổi đầu em khá hợp tác, cầm nắm nhai nuốt ổn. Mẹ Na mừng ra mặt, chẳng mấy chốc ẻm cầm đùi gà nhai nhoay nhoáy giờ. Tuy nhiên, giai đoạn đầu ăn BLW số lượng đồ ăn vào bụng không được bao nhiêu; số lượng này càng giảm khi ẻm chán ngồi lâu trên ghế ăn dặm. Kết quả là ẻm đói, ẻm ngủ xuyên đêm không có được, ẻm thức dậy hành mẹ 2-3 lần/đêm đòi ti. Dù mẹ Na biết sữa vẫn là đồ ăn chính cho em và mẹ thì vẫn hết lòng nhưng dậy hoài dậy mãi (nhất là khi mẹ đã đi làm). Chưa kể, em bé bú mẹ hoàn toàn có nguy cơ thiếu sắt, việc ăn BLW gần như bằng 0 này khiến nguy cơ này của Koi cao hơn.
  • Tỉnh mộng: Phần vì bơ phờ quá, phần vì bận đi làm, phần vì sợ Koi thiếu sắt nên mẹ Na quyết định nghe theo lời bà ngoại: “Thêm phương pháp ăn dặm truyền thống” để em bé hấp thụ được dinh dưỡng nhiều hơn và để phù hợp với phương pháp (kinh nghiệm) của bà hơn. Trộm vía, em cũng hợp tác. Các chỉ số phát triển của Koi khá đồng đều trong suốt 8 tháng qua.

3. Các món ăn đa dạng, nhiều hương vị sẽ khiến Koi thích ăn dặm

  • Mơ mộng: Giai đoạn dưới 6 tuổi là thời điểm vàng để em bé học hỏi và phát triển; mẹ Na rất coi trọng các hoạt động kích thích ẻm trong thời điểm này. Ăn uống cũng là một trong những điều như vậy. Em bé có khoảng 10,000 nụ vị giác ở lưỡi nên khả năng cảm nhận món ăn cũng như hương vị tốt hơn người lớn (người lớn chỉ có khoảng 2,000 – 4,000 nụ vị giác). Việc ăn uống đa đạng sẽ giúp em bé nếm thử được nhiều hương vị khác nhau. Mẹ Na cũng muốn Koi được cảm nhận nhiều hương vị, biêt tới nhiều món ăn như lúc mẹ và em đọc sách, đọc thẻ. Nói chung sẽ phát triển nhiều hơn.
  • Vỡ mộng: Nhưng mà, đời không như mơ. Mẹ Na nấu nhiều món ăn mà không phải món nào Koi cũng động tay, động miệng. Nhìn thấy là đủ không thích rồi, không ngại ngần cầm lên ném thẳng. Chưa kể, việc cho ăn quá nhiều món như vậy trong giai đoạn đầu khiến mẹ khó đánh giá được khả năng hấp thụ – đào thải – dị ứng của em. Nói chung, thành một đống messy. Bản thân mẹ Na bị stress luôn khi không đoán được em muốn gì, thích gì.
  • Tỉnh mộng: Thay vì đổi thực đơn liên tục như những ngày đầu, mẹ Na cho em ăn 1 số món nhất định trong vài ngày để quan sát đánh giá: “Em có thật sự không thích hay em chưa sẵn sàng, em có dị ứng gì không…?”. Việc này khá hiệu quả nha. Sau khi biết được tính cách, sở thích của em, mẹ Na mới cho đồ ăn phong phú hơn.

Các mẹ thì sao, các mẹ có vỡ mộng như mẹ Na không? Cùng kể đi nào!

Close
Bài viết mới nhất
Latest Travel Blog
Close

Hikerlust

Đi để muốn được về nhà

Close