Kinh nghiệm tập ti bình cho em bé sơ sinh

Mẹ Na thấy rằng “tập cho em bé ti bình để mẹ đi làm trở lại” là câu chuyện được rất nhiều mẹ quan tâm, đặc biệt là của các mẹ cho bé ti mẹ hoàn toàn từ lúc mới sinh. Chính vì vậy, hôm nay mẹ Na sẽ chia sẻ nhẹ kinh nghiệm tập ti bình cho em bé Koi thời gian vừa rồi.

Có thể mẹ quan tâm:

  1. Lần đầu làm mẹ nên chuẩn bị những gì?
  2. Review kem trị rạn StretcHeal và Bio-Oil
  3. Review sữa bầu Morinaga và sữa bầu Maeil
  4. Các shop bán đồ em bé uy tín mẹ Na tin dùng
  5. Review: mẹ bầu nên bổ sung vitamin và khoáng chất gì
  6. Thương hiệu bán đồ em bé sơ sinh uy tín trên Shopee
  7. Thương hiệu bán đồ em bé sơ sinh uy tín trên Lazada
  8. Mẹ nên chọn loại bình sữa nào cho em bé sơ sinh
  9. Điểm danh các bác sĩ mẹ và bé mẹ Na đang follow

—-

Tâm sự chút:

Thật ra, mẹ Na cho Koi ti song song bình và ti từ những ngày đầu tiên. Vì em bé khá hợp tác nên Mẹ Na tự tin rằng combo này sẽ tồn tại mãi mãi. Thế nhưng cuộc đời nuôi em bé không dễ dàng như mẹ Na vẫn mơ tưởng, ẻm quay xe khi được 3 tháng tuổi: “Chỉ chọn ti mẹ không chọn ti bình”. Thời điểm này, cứ mời bình là ẻm ngúng nguẩy không chịu bình, khóc giật ngược giật xuôi khi thấy bình dù đang rất đói. Tâm sự với bạn bè, mẹ Na mới biết “3 tháng, 6 tháng” là thời gian các bé bắt đầu lựa chọn vì vậy chuyện chọn bình, chọn mẹ là điều sớm muộn mà thôi.

Ban đầu, mẹ Na cũng cố gắng cứng không ăn thì nhịn; mới tí tuổi đầu mà đòi cứng hơn mẹ hả con. Nhưng Koi cứng hơn các mẹ ạ, ẻm nhất quyết không ăn, qua bữa cũng không ăn. Tới lúc này thì mẹ ẻm bắt đầu thấy rén. Và thế là “cuộc chiến” tập ti bình bắt đầu – cuộc chiến vì nó đúng nghĩa là cuộc chiến các mẹ ạ!

—-

Sau khoảng 2-3 tuần tập ti bình, Koi đã trở về với combo bình sữa – ti mẹ như những ngày đầu. Mẹ Na cũng rút ra được kha khá kinh nghiệm cho bản thân. Dưới đây là 5 yếu tố nhất định phải làm theo để đạt được kết quả tốt nhen các mẹ:

Phương châm của mẹ Na là không để em bé khóc. Không biết các mẹ khác thế nào, chứ mẹ Na không chịu được nếu Koi khóc quá nhiều, xót con lắm á. Vì vậy, 4 yếu tố đều phải đảm bảo phương châm này.

1. Thiết lập giờ giấc ti bình – ti mẹ rõ ràng – kinh nghiệm tập ti bình

Thiết lập giờ giấc ti bình – ti mẹ rõ ràng để tạo thói quen cho em bé trong quá trình tập ti bình. Mẹ Na set cho Koi theo khung giờ sau: “Ti mẹ 7h sáng – Ti bình 10h sáng – Ti bình 3h chiều – Ti bình 6h tối – Ti mẹ 9h tối – Ti mẹ 4h sáng“. Nghĩa là, tạo cho em thói quen buổi tối/tắt đèn sẽ ti mẹ còn ban ngày/bật đèn sẽ ti bình. Đây là khung giờ mẹ Na áng chừng thôi vì sẽ có những ngày Koi dậy sớm hoặc dậy muộn hơn hoặc có những ngày bỏ cữ ti đêm. Các mẹ có thể tùy vào cữ ăn và lượng ăn của con để điều chỉnh cho phù hợp.

Trong thời gian này, mẹ Na không ép Koi ăn quá nhiều mỗi cữ ti bình vì em đang có dấu hiệu bài xích, càng ép sẽ càng phản tác dụng. Vì vậy, em ăn bao nhiêu tùy tâm. Để em ăn đủ, mẹ Na sẽ tăng số lượng cữ ăn thay vì lượng sữa mỗi cữ; hơi vất vả 1 chút nhưng sẽ không khiến em sợ hãi bình.

Đặc biệt, các mẹ phải tuân thủ nghiêm ngặt khung giờ mình đã đề ra, đừng mềm lòng mỗi khi em đòi ti mẹ nếu không sẽ mệt mỏi. Bản thân mẹ Na đã dính chưởng vài lần do mềm lòng với Koi. Hôm nào cho Koi ti mẹ ban ngày là y như rằng cả ngày bỏ bình chờ ti mẹ.

2. Nhờ người nhà cho em bé ti bình – kinh nghiệm tập ti bình

Thay vì cố gắng tự xoay sở hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ người thân, đây là một phương án khá tốt để em bé tạm thời quên mẹ, quên ti mẹ và tập trung “làm bạn” với bạn bình. Chồng hoặc mẹ là lựa chọn phù hợp nè. Trong trường hợp của mẹ Na, bà ngoại chính là vị cứu tinh, bà hỗ trợ mẹ rất nhiều trong hành trình tập ti bình cho Koi. Dù bà ngoại có khá nhiều kinh nghiệm chăm sóc em bé nhưng việc “dụ dỗ” Koi cũng khá vất vả. Hãy nhớ tránh mặt trong lúc em bé ti bình để em bé tạm quên mẹ và tập trung vào chiếc bình trước mặt.

Nếu mẹ không có ai để nhờ thì có thể tập ti bình cho em bé lúc em đang buồn ngủ hoặc đang ngủ (dream feed). Trong lúc ngủ, em bé sẽ “dễ tính” hơn cũng sẽ bớt kén chọn hơn đó nè.

3. Hâm sữa hơi nóng xíu (khoảng 40 độ)

Các mẹ hãy xác định, tập ti bình phải thật kiên nhẫn vì em bé sẽ ti rất nhả nhớn (chúng nóa cóa muốn ti đâu mà). Việc hâm sữa nóng một chút sẽ khiến em bé thấy “sữa trong bình và sữa trong ti mẹ giống nhau”, độ nhả nhớn sẽ giảm bớt phần nào.

Điều này đăc biệt đúng với em bé Koi (chắc tại cái miệng sành ăn giống mẹ). Nếu sữa hơi nguội ẻm sẽ lắc đầu và phun luôn, dù có đói cũng nhất định không ăn. Vì vậy mẹ Na phải tận dụng hết khả năng canh sữa để đảm bảo một bình sữa chất lượng cho ẻm.

4. Đổi bình liên tục cho tới khi em bé chịu

Mẹ Na biết đây là hạng mục cực kì đau ví nhưng các mẹ nhất định phải hi sinh thôi. Hãy thay bình cho tới khi em bé hợp tác thì thôi nhé. Bí quyết chọn bình không phải ở độ đặt rẻ mà ở hình dáng và độ mềm của núm. Em bé sẽ có xu hướng chọn núm bình giống với ti mẹ nhất.

Koi đã thay qua ba loại bình mới tạm chịu dừng lại (trộm vía). Các dòng bình mà Koi đã từng sử dụng: Medela – Hegen – Tomme Tippee. Hiện tại ẻm đang tạm gắn bó với Tomme Tippee

5. Tạo không gian ti bình cố định

Hãy tạo cho em bé cảm giác an toàn, thân quen, thoải mái bằng cách chọn 1 không gian cố định mỗi khi ti bình. Khi ở trong không gian như vậy em bé sẽ dễ hợp tác hơn, dễ “chịu” ti bình hơn. Các mẹ không nên chọn không gian nào có quá nhiều đồ mới mẻ hoặc đồ chơi nha, điều này sẽ khiến em bé bị mất tập trung. Đã chán ti bình mà còn nhiều thứ cám dỗ là mấy ẻm không chịu ti đâu nè.

Đối với Koi, mẹ Na chọn vị trí trong phòng ngủ, cạnh giường, hướng quay ra cửa sổ.

Nếu em bé khóc đòi mẹ trong lúc tập ti bình thì phải làm sao?

Mẹ Na tin đây là câu hỏi nhiều mẹ muốn hỏi. Đơn giản lắm nha, các mẹ hãy đánh trống lảng với em bé, tìm một hoặc nhiều thứ khác để tạo sự tò mò cho em. Vì độ tuổi này em sẽ thường dễ nhớ dễ quên. Thay vì dỗ dành (tạo cảm giác mệt mỏi kéo dài cho đôi bên) thì hãy chọn phương pháp này nha.

Mẹ Na áp dụng khá nhiều với Koi và đạt được kha khá nhiệu quả.

Hi vọng các mẹ sẽ luyện được cho em bé ti bình thành công!

Close
Bài viết mới nhất
Latest Travel Blog
Close

Hikerlust

Đi để muốn được về nhà

Close