Tất tần tật kinh nghiệm về hút sữa – kích sữa – trữ sữa

Mẹ Na đã có khoảng 8 tháng kinh nghiệm làm bò sữa cho em bé Koi. Thời gian 8 tháng không phải quá dài nhưng cả mẹ và Koi đều đã vào guồng sinh hoạt hợp lý.

Nhân dịp mẹ Na bớt mệt và em bé bớt quấy (trộm vía), mẹ Na sẽ chia sẻ tất tần tật kinh nghiệm hút sữa – kích sữa – trữ sữa của bản thân cho mẹ nào cần.

Có thể mẹ quan tâm:

  1. Lần đầu làm mẹ nên chuẩn bị những gì?
  2. Review kem trị rạn StretcHeal và Bio-Oil
  3. Review sữa bầu Morinaga và sữa bầu Maeil
  4. Các shop bán đồ em bé uy tín mẹ Na tin dùng
  5. Review: mẹ bầu nên bổ sung vitamin và khoáng chất gì
  6. Thương hiệu bán đồ em bé sơ sinh uy tín trên Shopee
  7. Thương hiệu bán đồ em bé sơ sinh uy tín trên Lazada
  8. Mẹ nên chọn loại bình sữa nào cho em bé sơ sinh
  9. Điểm danh các bác sĩ mẹ và bé mẹ Na đang follow
  10. Kinh nghiệm tập ti bình cho em bé sơ sinh

Tâm sự chút:

Em bé Koi ra đời khá bất ngờ (sớm gần 1 tháng so với dự sinh) khiến mẹ Na trở tay không kịp vì chưa kịp update các kiến thức cần thiết về chăm con. Có thể nói, mọi thông tin về chăm em bé như hút sữa, trữ sữa, kịch sữa,…gần như là con số 0. Thời điểm này mẹ Na khá vất vả luôn vì không biết tí gì.

Cũng may mọi thứ đã qua rồi nè. 8 tháng rồi đó các mẹ ơi!

1. Kinh nghiệm hút sữa và kích sữa

Trước khi vào câu chuyện kích sữa, hút sữa, mẹ Na sẽ liệt kê 1 số thuật ngữ cần nắm nhen các mẹ:

  • Kích sữa L3: Hút sữa 3 tiếng một lần ~ 8 lần/ngày
  • Kích sữa L4: Hút sữa 4 tiếng một lần ~ 6 lần/ngày
  • Kích sữa L6: Hút sữa 6 tiếng một lần ~ 4 lần/ngày
  • Kích sữa L8: Hút sữa 8 tiếng một lần ~ 3 lần/ngày
  • Kích sữa L12: Hút sữa 12 tiếng một lần ~ 2 lần/ngày
  • Kích sữa Power Pump:
    • Cách 1: Kích 1-2 lần một ngày
      • Vắt 20 phút
      • Nghỉ 10 phút
      • Vắt 10 phút
      • Nghỉ 10 phút
    • Cách 2: Kích 5-6 lần một ngày
      • Hút 5 phút
      • Nghỉ 5 phút
      • Hút 5 phút
      • Nghỉ 5 phút
      • Hút 5 phút

Trải nghiệm của mẹ Na:

  • Lịch Mẹ Na hút và kích sữa như thế này:
    • Tháng 1 kích sữa L3: Đây là thời điểm khá mệt mỏi do mẹ Na thiếu ngủ trầm trọng. Nhiều đêm mệt quá bỏ kích, sữa về nhiều căng tức không thở nổi.
    • Tháng thứ 2 tới tháng thứ 3 kích sữa L4: Dễ thở hơn 1 chút, sữa tạm đủ nhưng nhiều lúc vẫn trồi sụt.
    • Tháng thứ 4 kích sữa L6: Khá dễ thở, mỗi tội cữ sáng sớm hoặc tối muộn hay bị bỏ vì mẹ Na mệt
    • Tháng thứ 5 tới giờ kích sữa L8: Sữa tạm đủ cho em bé Koi
  • Cơ địa mẹ Na không nhiều sữa, mỗi ngày chỉ hút được tầm 600ml sữa/ngày; tạm đủ để em Koi ti bình. Ngoài cữ bình, em bé Koi ti mẹ trực tiếp sáng sớm và tối muộn, khoảng 3 lần nha.
  • Trong 8 tháng mẹ Na giảm sữa 4 lần (do chủ quan, do hút không đúng giờ, do lười…) nên phải tích cực kích lại 4 lần:
    • Lần 1,2,3: Mẹ Na kích sữa theo lịch ở trên + kích thêm mỗi khi Koi vừa ti xong. Việc kích sữa này tạo tín hiệu cho cơ thể: “Em bé đang cần sữa, mau sản xuất thêm thôi nào”
    • Lần 4: Do đã đi làm nên mẹ Na không thể kích sữa nhiều như ở nhà nữa. Mẹ Na quyết định kịch sữa Power Pump Cách 1 trong 5 ngày. Thành thật mà nói, cách này khá mệt vì phải ngồi liên tục 1 tiếng đồng hồ. Mẹ nào cơ địa yếu không nên áp dụng nha.

Bài học kích sữa của mẹ Na:

  • Tiệt trùng đồ hút và trữ sữa trước khi đi sinh.
  • Mang đồ hút và trữ sữa đã tiệt trùng khi đi sinh để sẵn sàng hút và kích từ những ngày đầu, tránh tình trạng ngực căng cứng và không đủ sữa cho em bé.
  • Luôn hút sữa đúng giờ (hoặc cách giờ hút khoảng 30p-60p), chỉ cần hút sai giờ hoặc bỏ không hút sẽ dẫn tới giảm sữa. Vì lúc này, cơ thể sẽ hiểu rằng em bé không cần nhiều sữa thế, hãy giảm sữa để mẹ dễ thở hơn, không bị căng tức vì sữa
  • Quan trọng nè: Luôn nghĩ mình đủ sữa cho em bé. Cách nghĩ tích cực của mẹ sẽ giúp cơ thể phát tín hiệu tương ứng nha.

2. Kinh nghiệm trữ sữa

Mỗi người có một cách bảo quản sữa nhen các mẹ ơi. Và đây là cách mẹ Na bảo quản:

  • Sữa mới hút:
    • Có thể để từ 3-4 tiếng trong nhiệt độ phòng 25 độ C
    • Có thể để khoảng 1 tiếng trong nhiệt độ phòng từ 26 độ C tới 30 độ C
    • Trữ tối đa 72 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh. Từ những ngày đầu tiên, Koi đã được mẹ và bà cho ăn sữa này vào ban ngày để tạo thói quen ti bình.
    • Nếu trong vòng 12 tiếng tới 24 tiếng, mẹ Na thấy tủ mát còn nhiều sữa sẽ cho lên ngăn đông.
    • 48h là thời gian tối đa để trong ngăn mát trước khi bỏ lên tủ đông. Quá thời gian này sữa không thể trữ đông được nữa
      • Note: Các mẹ đừng bỏ sữa lên ngăn đông khi vừa hút xong vì thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm tách sữa.
    • Sữa bỏ tủ mát sẽ có một lớp váng béo ở trên cùng và một lớp nước hơi trong ở dưới cùng. Mẹ Na thường lắc đều sữa (lắc nhẹ nhàng) trước khi hâm sữa cho Koi.
  • Sữa giã đông:
    • Nếu ngày hôm sau Koi ăn sữa đông, Mẹ Na sẽ bỏ sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát vào chiều ngày hôm trước. Thời gian tối đa để trong ngăn mát giã đông là 24 tiếng. Nếu bé không ăn hết sữa giã đông trong ngày thì mẹ bỏ đi luôn nha.
    • Nếu giã đông sữa mà thấy sữa nổi bọt (khi không lắc mà sữa bị nổi bọt) thì sữa đã nhiễm khuẩn. Các mẹ nên bỏ để tránh ảnh hưởng tới con.
    • Sữa giã đông sẽ hơi có mùi xà phòng nhẹ. Đây là hiện tượng bình thường nên các mẹ cứ cho bé ăn nha.
      • Note: Thật ra cũng tùy bé nè, bé Koi không chịu ăn sữa đông, mẹ Na trữ cho vui nhà vui cửa thế thôi ạ.
  • Lưu ý:
    • Thời gian bảo quản sữa:
      • 3 tháng đối với tủ lạnh thông thường, có 1 cánh. Nhà Na dùng tủ lạnh này nên cứ khoảng 1 thời gian mẹ Na lại cho sữa 1 lần.
      • 6 tháng đối với tủ đông chuyên dụng
    • Không trữ sữa cùng đồ ăn vì có khả năng khiến sữa bị nhiễm khuẩn. Mẹ Na đầu tư luôn 1 chiếc tủ lạnh cho để trữ sữa và đồ ăn của Koi.
    • Tiệt trùng thật sạch các dụng cụ hút và trữ sữa để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng sữa

3. Đồ nghề làm bò sữa của mẹ Na

  • Tủ lạnh trữ sữa: Vì sữa khá dễ bị nhiễm khuẩn nên mẹ quyết định mua 1 tủ trữ riêng cho em. Thay vì tủ đông, mẹ Na mua tủ lạnh để vừa trữ được sữa vừa trữ được đồ ăn (cho giai đoạn ăn dặm). Ngoài ra, tủ lạnh sẽ có ngăn mát để trữ sữa uống hàng ngày.
  • Máy hút sữa Medela Freestyle: Nói chung dòng máy này khá tiện lợi, nhỏ gọn, tuy giá hơi chát 1 chút. Nhưng mẹ Na nghĩ rằng: “Hành trình bò sữa còn dài, mình nên yêu thương bản thân 1 chút, đầu tư 1 chiếc máy tốt để hành trình nhẹ nhàng hơn”. Mẹ Na có 1 bài review chi tiết về em máy này. Các mẹ có thể tham khảo thêm: Review máy hút sữa Medela Freestyle
  • Máy tiệt trùng bình sữa: Vì dụng cụ hút và trữ sữa khá là dễ bị nhiễm khuẩn nên mẹ Na tậu luôn 1 chiếc máy tiệt trùng bình sữa. Tiệt trùng từ A tới Z cho yên tâm chăm con. Dòng máy mẹ Na dùng là dòng FATZ BABY SUPER 2 FB4706SL nhen.
  • Túi trữ sữa Mother-K: Có nhiều loại túi trữ sữa với dung tích khác nhau, mẹ Na chọn Mother-K loại 200ml.
  • Túi và đá giữ nhiệt: Set túi và đá giữ nhiệt (và bình trữ sữa) Medela. Mẹ Na dùng loại có thể chứa bình 150ml. Đá giữ nhiệt có thể giữ lạnh khoảng 8h nha các mẹ.
  • Nước rửa bình sữa Dnee: Sau khi thử vài loại thì Dnee là chân ái với mẹ Na. Giá hợp lý, có thể mua dạng túi để refill trong bình.
  • Cọ rửa bình Wesser: Như nước rửa bình, dòng này rẻ, dễ rửa nhen các mẹ nên mẹ Na ưng cực kì
  • Bình sữa Hegen: Bé Koi ti bình sữa này từ hồi mới sinh. Cá nhân mẹ Na thấy nên mua loại 150ml từ đầu nhen các mẹ. Đừng mua bình 60ml phí lắm vì em bé chỉ dùng loại này khoảng 1 tuần thui. Đồ xịn nên dùng bao mê ly luôn các mẹ, chống trào, chống hơi…
  • Bình sữa Tommee Tippe: Bình sữa này em bé Koi được tặng. Mẹ Na không hề nghĩ tới 1 ngày ẻm quay xe chê Hegen yêu Tommee. Bình này ưu điểm là rẻ nhen mọi người ơi, tuy nhiên không được kín lắm, dễ bị đổ sữa.

Chúc các mẹ trở thành mẹ bò sữa vui vẻ, có nhiều sữa cho em bé!

Close
Bài viết mới nhất
Latest Travel Blog
Close

Hikerlust

Đi để muốn được về nhà

Close