Giúp mẹ bầu phân biệt các loại test sàng lọc trước sinh

Sàng lọc trước sinh là cực kì điều cần thiết, cực kì nên làm để phát hiện dị tật thai nhi. Chắc hẳn, khi tìm hiểu về sàng lọc trước sinh các mẹ sẽ nghe nhiều tới các cụm từ Double Test, Triple Test, NIPT Test, Chọc ối, Sinh thiết gai nhau nhưng lại không biết phân biệt thế nào, sự khác nhau của các loại xét nghiệm này ra sao.

Trong bài review này, mẹ Na sẽ hướng dẫn mẹ bầu phân biệt các loại sàng lọc trước sinh đồng thời gợi ý các mẹ loại xét nghiệm phù hợp.

Có thể mẹ sẽ quan tâm:

  1. Trải nghiệm đi tiêm vaccine AstraZeneca
  2. Mẹ bầu có thể tiêm vaccine covid-19 ở đâu?
  3. Bảo hiểm thai sản và những điều mẹ nên biết
  4. 4 điều cần chuẩn bị trước khi có em bé
  5. Lần đầu làm mẹ nên chuẩn bị những gì?
  6. Review kem trị rạn StretcHeal và Bio-Oil
  7. Các tuần khám thai quan trọng mẹ bầu nên biết

Một số thông tin mẹ nên biết trước khi đọc bài:

  • Tất cả các xét nghiệm đều giúp phát hiện các nguy cơ dị tật thai nhi nghiêm trọng do bất thường số lượng nhiễm sắc thể.
  • Mẹ bầu không cần nhịn ăn trước khi làm các xét nghiệm này
  • Thuật ngữ y khoa:
    • AFP (Alpha-fetoprotein): 1 loại glycoprotein có nguồn gốc từ bào thai, được em bé tiết vào trong máu mẹ. Chỉ số này được phân tích khi làm xét nghiệm Triple Test.
    • uE3 (Unconjugated estriol): Chỉ số này xuất hiện vào ngày thứ 8 sau khi em bé hình thành, được em bé tiết vào trong máu mẹ. Chỉ số này được phân tích khi làm xét nghiệm Triple Test.
    • β hCG (Beta human Chorionic Gonadotropin): 1 loại steroid do nhau thai sản xuất, được em bé tiết vào trong máu mẹ. Chỉ số này được phân tích khi làm xét nghiệm Triple Test.
    • PAPP-A (PAA): 1 loại glycoprotein sản xuất từ nhau thai, được em bé tiết vào trong máu mẹ. Chỉ số này được phân tích khi làm xét nghiệm Double Test.
    • β-hCG tự do (FBC): 1 thành phần trong cấu trúc của hCG (human chorionic gonadotropin), được em bé tiết vào trong máu mẹ. Chỉ số này được phân tích khi làm xét nghiệm Double Test.
Xem ngay các sản phẩm cho mẹ và bé tại mục “Mẹ Na Tin Dùng” nha

1. Phân biệt Double Test

  • Ai nên làm: Tất cả các mẹ bầu nên làm Double Test
  • Chi phí: 300,000 VND – 500,000 VND, tuỳ bệnh viện
  • Thời gian làm xét nghiệm: Từ tuần 11 tới tuần 13, tốt nhất vào tuần 12
  • Cách xét nghiệm: Bác sĩ lấy máu tĩnh mạch của mẹ bầu
  • Thời gian có kết quả: 2 – 3 ngày làm việc tùy bệnh viện
  • Độ chính xác: 75% – 90%
  • Yếu tố được cân nhắc để đánh giá kết quả:
    • Các thông tin về sức khoẻ của mẹ và bé (tuổi, tuần thai, tiền sử sinh đẻ…)
    • Kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy (NT), chiều dài đầu – mông (CRL) của em bé
    • Kết quả nồng độ β-hCG tự do và PAPP-A trong máu đã lấy của mẹ (em bé tiết ra 2 chất này vào trong máu mẹ)
  • Ưu điểm:
    • Chi phí rẻ
    • Độ chính xác tương đối cao
    • An toàn cho cả mẹ bầu và em bé do không thực hiện xâm lấn
  • Nhược điểm:
    • Có xác suất dương tính giả (kết quả không tốt cho em bé)
    • Độ chỉnh xác giảm nếu mẹ đang bầu thai đôi
  • Đánh giá: Double test phù hợp với các mẹ bầu đang trong độ tuổi mang thai, có sức khoẻ tốt, không có tiền sử bệnh

2. Phân biệt Triple Test

  • Ai nên làm:
    • Các mẹ bầu sau khi đã làm Double Test nhưng có kết quả dương tính (kết quả không tốt) và được bác sĩ chỉ định làm Triple Test.
    • Các mẹ bầu bỏ lỡ thời gian làm Double Test và được bác sĩ chỉ định làm Triple Test.
  • Chi phí: 500,000 VND – 1,000,000 VND, tuỳ bệnh viện
  • Thời gian làm xét nghiệm: Từ tuần 15 tới tuần 20, chính xác nhất từ tuần 16 tới tuần 18
  • Cách xét nghiệm: Bác sĩ lấy máu tĩnh mạch của mẹ bầu để xét nghiệm
  • Thời gian có kết quả: 3 – 5 ngày làm việc tùy bệnh viện
  • Độ chính xác: 85% – 90%
  • Yếu tố được cân nhắc để đánh giá kết quả: Triple Test sẽ được đánh giá dựa trên hàm lượng cao thấp của 3 chỉ số hCG, estriol và AFP
    • Chỉ số AFP cao: em bé có nguy cơ mắc khuyết tật ống thần kinh/thiếu một phần não
    • Chỉ số AFP thấp + bất thường về lượng hCG và estriol: em có bé nguy cơ mắc phải hội chứng Down hoặc Edward hoặc 1 số bất thường khác.
  • Ưu điểm:
    • Chi phí rẻ
    • Độ chính xác tương đối cao
    • An toàn cho cả mẹ bầu và em bé do không thực hiện xâm lấn
    • Xác định được thai đôi, đa thai ở mẹ bầu
  • Nhược điểm:
    • Có xác suất dương tính giả (kết quả không tốt cho em bé)
    • Chỉ sàng lọc được 1 số dị tật bẩm sinh thường gặp, không sàng lọc được hết các bệnh
  • Đánh giá: Triple test phù hợp với các mẹ bầu đang trong độ tuổi mang thai, có sức khoẻ tốt, nghi ngờ mang đa thai, không có tiền sử bệnh

3. Phân biệt NIPT Test

  • Mục đích: NIPT Test (sàng lọc trước sinh không xâm lấn)
  • Ai nên làm:
    • Mẹ bầu từng có thai lưu hoặc sảy thai hoặc có thai dị tật
    • Kết quả Double Test hoặc Triple Test có kết quả dương tính
    • Siêu âm có kết quả bất thường
    • Gia đình có tiền sử đột biến NST
  • Chi phí: Từ khoảng 6,000,000 VND tới khoảng 25,000,000 VND tuỳ vào gói NIPT và tuỳ bệnh viện
  • Thời gian làm xét nghiệm: Từ 9 tuần trở lên, tuy nhiên bác sĩ của Na khuyên nên xét nghiệm từ tuần 11 trở lên để kết quả chính xác
  • Cách xét nghiệm: Bác sĩ lấy máu tĩnh mạch của mẹ bầu để xét nghiệm, khoảng 7ml tới 10ml
  • Thời gian có kết quả: Khoảng 7 tới 14 ngày làm việc, tuỳ bệnh viện
  • Độ chính xác: Trên 99%
  • Yếu tố được cân nhắc để đánh giá kết quả:
    • Bộ tam NST 21, 18, 13
    • Lệch bội NST giới tính
    • 23 bộ NST khác
    • Khoảng 300 bệnh khác (trong TH mẹ bầu mua gói xét nghiệm đắt nhất)
  • Ưu điểm:
    • Có thể xác định sớm dị tật bẩm sinh, từ tuần thứ 9 trở đi
    • Độ chính xác tương đối cao, phù hợp với các mẹ bầu có tiền sử bệnh, sảy thai hoặc > 35 tuổi
    • Không xâm lấn gây ảnh hưởng mẹ và bé
  • Nhược điểm:
    • Chi phí cao
    • Mẹ bầu phải tới những trung tâm uy tín, có chứng chỉ để thực hiện, không thể làm ở các trung tâm y tế thông thường
  • Đánh giá: Nếu có điều kiện, các mẹ nên chọn xét nghiệm NIPT Test để có kết quả chính xác nhất. Mẹ Na làm NIPT test tại bệnh viện phụ sản Mekong, chi phí khoảng 8,000,000 VND.

4. Phân biệt Chọc ối

  • Ai nên làm:
    • Các mẹ bầu sau khi làm Double Test hoặc Double Test + Triple Test hoặc NIPT Test có nguy cơ cao (kết quả dương tính)
    • Ba mẹ, người thân có rối loạn di truyền
    • Mẹ từng sinh em bé có dị tật bẩm sinh
  • Chi phí: Khoảng 2,500,000 VND tới 10,000,000 VND tuỳ vào bệnh viện
  • Thời gian làm xét nghiệm: Khoảng tuần 16 tới tuần 18
  • Cách xét nghiệm:
    • Bác sĩ siêu âm để xác định tình trạng, vị trí, tư thế của thai
    • Dựa trên hình ảnh siêu âm, bác sĩ xác định vị trí chọc ối an toàn cho mẹ và bé. Tiếp đến, bác sĩ sẽ khử trùng + gây tê phần bụng sẽ chọc ối. Cuối cùng, bác sĩ dùng 1 mũi tiêm (dài và mỏng) để chọc vào vị trí mới xác định, lấy khoảng 15-20ml ối. Thời gian lấy nước ối tốn khoảng 30s.
    • Bác sĩ kiểm trai mẹ và bé sau khi lấy ối
  • Lưu ý về chọc ối:
    • Chỉ được làm chọc ối khi có chỉ định của bác sĩ
    • Chọc ối về cơ bản sẽ hơi đau hoặc rất đau tuỳ vào cơ địa mẹ bầu
    • Mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi đi chọc ối
    • Theo dõi khoảng 30p – 60p tại bệnh viện sau khi chọc ối
    • Tiếp tục theo dõi ít nhất 24h sau khi về nhà
    • Không làm việc nặng trong vòng 1 ngày sau khi về nhà
    • Không quan hệ trong vòng 1 ngày sau khi về nhà
  • Thời gian có kết quả: Khoảng 2 tuần – 3 tuần làm việc tuỳ bệnh viện và tình trạng bà bầu
  • Độ chính xác: 100% vì lúc này đã can thiệp trực tiếp vào tế bào của em bé
  • Yếu tố được cân nhắc để đánh giá kết quả: Bệnh viện và bác sĩ có thể thực hiện 1 trong các xét nghiệm nước ối như sau
    • NST đồ từ tế bào dịch ối => giúp phân tích biến đổi NST về số lượng và cấu trúc => phát hiện dị biến NST
    • QF-PCR => giúp phân tích lệch bội NST => phát hiện dị biến NST
    • Prenatal BOBs => giúp đánh giá thừa thiếu của vùng gen => phát hiện dị biến NST
  • Ưu điểm:
    • Độ chính xác 99.9%
  • Nhược điểm (1 trong các nhược điểm sau):
    • Do chọc ối là sàng lọc có xâm lấn, có nguy cơ gây nhiễm trùng ối hoặc xảy thai (1%)
    • Bắt buộc được thực hiện tại các cơ sở uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao
    • Nguy cơ lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con
    • Chấn thương thai nhi do đầu kim chọc vào
    • Mẹ bầu bị chảy máu hoặc rỉ ối
    • Chọc ối chỉ phát hiện được đột biến NST lớn hơn 4Mb
    • Thời gian chờ đợi lâu

5. Phân biệt sinh thiết gai nhau

  • Ai nên làm: Tương tự chọc ối
  • Chi phí: Khoảng 5,000,000 VND tới 10,000,000 VND
  • Thời gian làm xét nghiệm: Từ tuần 12 tới tuần 14, đây là thời điểm thuận lợi, trước thời điểm túi ối lấp đầy khoang tử cung.
  • Cách xét nghiệm:
  • Lưu ý về sinh thiết gai nhau:
    • Mẹ bầu tránh vận động nặng sau khi lấy sinh thiết
    • Không quan hệ ít nhất 4 ngày
    • Đến viện ngay nếu thấy
      • Rỉ nước ối, âm đạo mẩn đỏ, chuột rút vì lúc này có khả năng doạ sảy thai
      • Sốt vì có thể bị nhiễm trùng
  • Theo dõi thân nhiệt của người mẹ sau khi thực hiện sinh thiết gai rau, nếu thấy xuất hiện sốt, rất có thể thai phụ đã bị nhiễm trùng, cần đến viện để kiểm tra ngay.
  • Thời gian có kết quả: Khoảng 2 tuần tới 4 tuần tuỳ bệnh viện
  • Độ chính xác: 99%
  • Yếu tố được cân nhắc để đánh giá kết quả:
    • Thay vì phân tích nước ối, các bác sĩ sẽ phân tích gai nhau => tìm ra bất thường NST => đưa ra chuẩn đoán
  • Ưu điểm: Tương tự chọc ối
  • Nhược điểm: Tương tự chọc ối

Chắc hẳn các mẹ đã có cái nhìn sơ bộ về các loại test sàng lọc trước sinh rồi ha. Mình cùng tổng hợp lại 1 chút tại bảng dưới nè!

Phương phápDouble TestTriple TestNIPT TestChọc ốiSinh thiết gai nhau
Chi phí300,000VND – 500,000VND500,000VND – 1,000,000VND6,000,000VND – 25,000,000VND2,500,000VND – 10,000,000VND5,000,000VND – 10,000,000VND
Thời gian xét nghiệmTuần 11 tới tuần 13, tốt nhất là tuần 12Tuần 15 tới tuần 20, tốt nhất là tuần 16 tới tuần 18Tuần 9 tới tuần 12, tốt nhất là tuần 11Tuần 16 tới tuần 18Tuần 12 tới tuần 14
Thời gian có kết quả2-3 ngày3-5 ngày7-14 ngày2-4 tuần2-4 tuần
Độ chính xác75%-90%85%-90%99%100%99%

Nhìn chung, mẹ Na thấy NIPT Test là phương án sàng lọc trước sinh an toàn và chính xác hơn cả. Nếu mẹ bầu có điều kiện nên lựa chọn phương án này để sớm có hướng xử lý kịp thời trong trường hợp phát hiện thai dị tật.

Tất nhiên, đây là đánh giá cá nhân mẹ em Tép. Các mẹ vẫn nên tư vấn bác sĩ để chọn cho mình phương án sàng lọc trước sinh phù hợp nhất với kinh tế và sức khoẻ của bản thân nha!

Hi, I’m Na. A young, wild & freedom woman. A wife & a mother of Bơ & Tép


Close
Bài viết mới nhất
Latest Travel Blog
Close

Hikerlust

Đi để muốn được về nhà

Close