Bác sĩ gia đình: bổ sung dinh dưỡng hậu covid-19

Chuyện là mẹ Na lại vừa tiếp xúc f0, về nhà nơm nớp lo sợ nhỡ nhiễm thì thí mẹ, nhà có mẹ già con nhỏ, công ty có chiếc job đang lụt tới cổ chưa xong. Nhưng lo cũng chẳng làm nên chuyện vì vậy Na lại nhờ bác Thắng chỉ cho vài đường dinh dưỡng để phòng thân.

Nói chung, sau khi nhiễm COVID 19, các bệnh nhân thường sẽ cần 10-20 ngày để hồi phục hoàn toàn. Tuy đã hết bệnh nhưng một số triệu chứng có thể kéo dài lâu hơn (ví dụ: mất ngủ, nhức mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, mất khứu giác-vị giác) ảnh hưởng tới sinh hoạt ăn uống hàng ngày.

  1. Lần đầu làm mẹ nên chuẩn bị những gì?
  2. Review kem trị rạn StretcHeal và Bio-Oil
  3. Review sữa bầu Morinaga và sữa bầu Maeil
  4. Các shop bán đồ em bé uy tín mẹ Na tin dùng
  5. Review: mẹ bầu nên bổ sung vitamin và khoáng chất gì
  6. Thương hiệu bán đồ em bé sơ sinh uy tín trên Shopee
  7. Thương hiệu bán đồ em bé sơ sinh uy tín trên Lazada
  8. Mẹ nên chọn loại bình sữa nào cho em bé sơ sinh
  9. Em bé sốt sau khi tiêm vaccine thì nên làm gì?

1. Nguyên tắc ăn uống hậu covid – dinh dưỡng hậu covid

Để tìm lại vị ngon trên đầu lưỡi, mọi người nên tuân thủ một số nguyên tắc chung như: dinh dưỡng hậu covid

  • Chia thành nhiều bữa nhỏ để cơ thể được THỞ, tìm lại cảm giác ngon miệng. Nghĩa là, thay vì ăn quá nhiều vào 3 bữa chính thì chỉ ăn vừa đủ; đồng thời bổ sung thêm các bữa ăn phụ vào giữa các bữa chính. Điều này giúp cơ thể có thêm thời gian nghỉ ngơi, không phải dành quá nhiều năng lượng để tiêu hoá đồ ăn.
  • Đảm bảo đa dạng nguồn thực phẩm, để bao quát hết nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, đặc biệt đối với nhóm vitamin và khoáng chất.
  • Uống đủ nước (tuỳ mỗi người sẽ cần bổ sung số lượng khác nhau), môi miệng không khô khát, nước tiểu nhạt màu.
  • Bổ sung thêm đạm và chất béo, cụ tỉ như này:

🥩Đạm (Protein): Đây là thành phần thiết yếu trong quá trình hồi phục trong và sau COVID. Một người bình thường được khuyến cáo bổ sung 0,8-1,0g/kg thể trọng/ngày, một người tập thể dục mức này 1,2 – 1,5g/kg thể trọng/ngày.
Ví dụ: Một người 50kg, sau COVID có tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, nhu cầu đạm 1 ngày là 50 x 1,2 = 60g Protein, tương đương khoảng 3 lạng thịt nạc, hoặc 700g đậu phụ.

🧀Chất béo: Trước khi bổ sung chất béo, mình tìm hiểu một chút về nhóm chất này nhen. Có 3 nhóm chất béo là chất béo bão hòa (satured fat), chất béo không bão hòa (unsatured fat), và chất béo chuyển hóa (trans fat).

  • Chất béo chuyển hóa: gồm các sản phẩm của nền công nghiệp đồ ăn nhanh, đương nhiên không được khuyến cáo trong bảng dinh dưỡng hàng ngày.
  • Chất béo bão hòa: gồm các sản phẩm từ mỡ động vật, sữa động vật. Đây là nguồn bổ sung năng lượng tốt cho cơ thể suy nhược, tuy nhiên nếu lạm dụng dễ dẫn tới thừa cân, béo phì.
  • Chất béo không bão hòa: gồm các loại dầu thực vật, các loại hạt như đậu, ngũ cốc, hạnh nhân, điều, hạt bí,… được cho là tốt cho sức khỏe nhất. Có thể nói đây là chất béo phù hợp với cơ thể suy nhược hậu covid nhất. Tuy nhiên có 2 điểm cần chú ý: dung nạp quá nhiều cũng có thể gây béo phì, tăng phản ứng viêm, và dễ bị biến tính bởi nhiệt độ cao, nên cần hạn chế việc chiên lại nhiều lần (điều này thường gặp ở các bà nội trợ hay tiết kiệm, sử dụng lại dầu ngày hôm trước còn thừa để chiên thức ăn).

2. Lầm tưởng về dinh dưỡng và khuyến cáo từ bác sĩ – dinh dưỡng hậu covid

😅 Ăn nhiều trứng là không tốt vì dễ tăng mỡ máu: 1 quả trứng gà có hàm lượng dinh dưỡng khoảng 100 kcal, lượng protein khoảng 7g. Đây là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng rất tốt cho người có thể trạng yếu, hơn nữa còn rất nhiều vitamin nhóm B, acid folic, sắt. Các nghi ngại được dấy lên từ khoảng hơn 2 thập kỉ trước, khi các nhà dinh dưỡng cho thấy lượng cholesterol trong 1 quả trứng khoảng 275 mg, vượt quá mức nhu cầu 1 ngày của người bình thường (200 mg). Tuy nhiên, các nghiên cứu trong những năm gần đây không tìm thấy mối liên quan giữa người khỏe mạnh ăn 1 quả trứng 1 ngày, với nguy cơ tim mạch. Điều này chỉ xảy ra ở những bệnh nhân tiểu đường, mỡ máu, tăng huyết áp, đây là nhóm cần giảm không chỉ trứng mà còn các thực phẩm nhiều dầu mỡ nói chung. Vì vậy, nếu sức khoẻ bình thường cứ ăn trứng gà bình thường để bồi bổ cơ thể nha.

😅 Ăn một loại thực phẩm/nhóm chất nào đó để giúp bổ sung sức đề kháng: Đây là câu hỏi thường gặp nhất, được nhiều người quan tâm cũng như lầm tưởng nhất. Ví dụ: uống nhiều vitamin C sẽ tăng khả năng miễn dịch. Đúng là có một số loại chất đóng góp nhiều vào quá trình miễn dịch như vitaminC, vitamin D, kẽm,… Nhưng các nhóm yếu tố này chỉ góp một phần trong hệ thống phòng vệ của cơ thể. Hơn nữa, nếu ăn tập trung quá nhiều 1 loại chất không những gây dư thừa, mà còn giảm khả năng hấp thụ các loại chất quan trọng khác. Chính vì vậy, mình nên ăn đầy đủ các nhóm chất, giúp cơ thể có đầy đủ khả năng phòng vệ/hồi phục.

😅 Truyền miệng nhau ăn thức ăn này, uống thuốc kia nhanh khỏi vì bà A, ông B cũng như thế: Đây là một dạng ngộ nhận phổ biến hiện nay, mọi người cứ thế áp dụng rồi cứ thể ngã ngửa vì tác dụng phụ. Mình nên cùng hiểu rằng cơ thể mỗi người không giống nhau, triệu chứng biểu hiện bệnh cũng khác nhau, việc áp dụng phác đồ điều trị hay chế độ ăn của người này, áp dụng cho người khác là không hoàn toàn chính xác, thiếu cơ sở khoa học. Tốt nhất nên có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có phương pháp điều trị kết hợp dinh dưỡng cụ thể.

P/s: Chủ đề tuần sau: Những loại thuốc nên có trong tủ thuốc gia đình
——

Nếu bạn chưa biết: Bác Thắng là ai?

Bác Thắng là bác sĩ gia đình của Na từ ngày về Việt Nam (cũng ngót nghét 6 năm). Mọi vấn đề như kiểm tra sức khoẻ định kì, theo dõi điều trị hay thăm khám, bắt bệnh online của nhà Na đều qua tay bác. Mọi đơn thuốc của gia đình đều được bác nghía qua để đảm bảo không lạm dụng (quan điểm của Na: nếu không cần sẽ không uống thuốc). dinh dưỡng hậu covid

Nếu mọi người có nhu cầu tư vấn hay book bác sĩ gia đình thì highly recomend bác. Bác rất tận tâm, giải thích cặn kẽ, quan trọng là không lạm dụng thuốc đâu nè. Liên hệ với bác qua Facebook Nguyễn Văn Thắng và đọc pass: mẹ Na giới thiệu là được nè!

Close
Bài viết mới nhất
Latest Travel Blog
Close

Hikerlust

Đi để muốn được về nhà

Close