Review: Đi sinh tại bệnh viện Quốc tế Hạnh phúc

Có thể mẹ sẽ quan tâm:

Đi sinh ở bệnh viện Quốc tế Hạnh phúc là trải nghiệm như thế nào? Mẹ Na sẽ review bệnh viện Hạnh phúc từ A tới Z cho các mẹ có ý định sinh trong bài viết này. Đây là trải nghiệm cũng như đánh giá cá nhân của mẹ em bé Koi, các mẹ có thể tham khảo ha.

  1. Trải nghiệm đi tiêm vaccine AstraZeneca
  2. Mẹ bầu có thể tiêm vaccine covid-19 ở đâu?
  3. Bảo hiểm thai sản và những điều mẹ nên biết
  4. 4 điều cần chuẩn bị trước khi có em bé
  5. Lần đầu làm mẹ nên chuẩn bị những gì?
  6. Review kem trị rạn StretcHeal và Bio-Oil
  7. Các tuần khám thai quan trọng mẹ bầu nên biết
  8. Giúp mẹ bầu phân biệt các loại test sàng lọc trước sinh
  9. Review sữa bầu Morinaga và sữa bầu Maeil
  10. Danh sách đồ mẹ bầu cần chuẩn bị trước khi đi sinh
  11. Các shop bán đồ em bé uy tín mẹ Na tin dùng
  12. Review: Mẹ bầu nên bổ sung vitamin và khoáng chất gì?
  13. Thương hiệu bán đồ bé sơ sinh uy tín trên Shopee
  14. Hướng dẫn mẹ bầu claim bảo hiểm PTI

1. Review bệnh viện Hạnh phúc: trước khi đi sinh

  • Gói sinh: Bệnh viện có khá nhiều gói sinh khác nhau như Vuông tròn, Hạnh phúc, Viên mãn. Dựa theo gói bảo hiểm sức khoẻ PTI đang có, mẹ em bé quyết định lựa chọn gói sinh Hạnh Phúc với giá từ khoảng 45,000,000 VND tuỳ sinh thường hay sinh mổ. Với gói sinh này, mẹ sẽ có khá nhiều quyền lợi, trong đó 1 số quyền lợi chính đáng chú ý:
    • Được chọn bác sĩ đỡ sinh. Mẹ Na chọn bác Đức trưởng khoa phụ sản do bạn mẹ đã được bác đỡ và khen quá trời quá đất. Bác Đức cũng là bác sĩ duy nhất vừa siêu âm và khám thai ở bệnh viện Hạnh phúc. Nhìn chung, bác khá xịn nên giá khám của bác cũng đắt hơn các bác sĩ khác; 900,000 VND/lần khám.
    • Em bé sẽ được bác sĩ Nhi sơ sinh kiểm tra sức khỏe ngay tại phòng sinh
    • Mẹ và bé được điều dưỡng chăm sóc tại phòng sinh + hàng ngày sau khi sinh tại bệnh viện
    • Bác sĩ Sản khoa và Nhi khoa sẽ thăm bệnh mỗi ngày (Bao gồm bác sĩ đỡ sinh và bác sĩ trực)
    • Em bé được chăm sóc 12 giờ/ngày tại phòng dưỡng nhi từ 7h tối tới 7h sáng hôm sau
    • Bệnh viện cung cấp 1 số đồ dùng cho mẹ và bé như bỉm, băng vệ sinh mama…
    • Ba em bé có thể vào phòng sinh cùng 2 mẹ con
review bệnh viện Hạnh Phúc
  • Khám thai:
    • Mẹ Na bắt đầu khám thai ở bệnh viện Hạnh phúc từ tuần 32, khám tại phòng khám Belco Quận 1.
    • Bệnh viện sử dụng hệ thống tin nhắn thông báo để nhắc sản phụ tới khám thai khá tiện lợi. Trong quá trình khám thai cả bác Đức lẫn nhân viên của bệnh viện Hạnh phúc rất nhẹ nhàng và ngọt ngào.
    • Tuần 35 mẹ Na được hẹn tiêm mũi 2 vaccine covid tại bệnh viện. Không biết có phải vì tiêm mũi 2 vào thời điểm nhạy cảm không mà tuần 36 em bé Koi đã đòi ra với ba mẹ, làm ba mẹ được phen hết hồn. Mẹ Na cũng biết 1 số TH sinh non tương tự do tiêm mũi 2 hơi sát thời điểm sinh. Các mẹ có thai những tuần cuối có thể cân nhắc nha.
    • Bệnh viện xuất hoá đơn nhanh gọn lẹ vì vậy các mẹ có thể lấy về claim bảo hiểm nha.
      • Note nhanh: Thời gian trước khi tới Hạnh phúc, mẹ Na khám tại bệnh viện Phụ sản Mekong. Lí do quay xe đổi bệnh viện chỉ đơn giản vì muốn có dịch vụ tốt hơn khi sinh, em bé được chăm sóc và quan tâm nhiều hơn. Nếu các mẹ muốn sinh ở Mekong thì cũng là một lựa chọn sáng suốt nha, dịch vụ và bác sĩ cực kì có tâm. Mẹ Na highly recommend bác sĩ Thanh Thuý, bác cực kì nhẹ nhàng và chu đáo; mọi thắc mắc lo lắng của mẹ bầu sẽ được bác giải đáp trực tiếp hoặc qua zalo.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Cực kì tốt và chu đáo, mọi thắc mắc sẽ được giải đáp nhanh chóng gọn lẹ cho mẹ bầu. Đây là điểm cộng rất lớn khiến mẹ Na quyết định chọn Hạnh phúc thay vì các bệnh viện quốc tế khác như AIH, CIH, FV.

2. Review bệnh viện Hạnh phúc: đi sinh tại bệnh viện

Câu chuyện đi sinh của mẹ Na diễn ra nhanh như 1 cơn gió, vali đồ đạc được sắp xếp trong vòng 1 vài nốt nhạc vì em bé tới không báo trước. Trong suốt 3.5 ngày tại bệnh viện, trải nghiệm của mẹ em bé Koi lên xuống như đồ thị hình sin. Tới mức, ngày cuối cùng khi có người vào hỏi “review bệnh viện Hạnh phúc”, mẹ Na chỉ ậm ừ OK cho nhanh để xuất viện.

Sau đây là những điểm nổi bật nhất của cuộc sinh này:

  • Bác sĩ:
    • Bác Đức đỡ em bé Koi và khâu vết cắt tầng sinh môn khá okie. Anh chồng nói là vết may khá đẹp, gần như không nhìn thấy; lúc đỡ em bé Koi cũng mướt mườn mượt nên ổng vô cùng yên tâm. Tuy nhiên, mẹ Na thấy bác hơi “cục súc”; lúc có dấu hiệu sinh, mẹ gọi cho bác trong bối rối thì bị quạt vào mặt, lúc đẻ cũng bị mắng té tát vì rặn hoài không được. Thái độ khác hẳn với lúc khám luôn. Trong đầu chỉ nghĩ, ủa bác, sao bác tánh kì vầy, nếu không phải vì em bé Koi trào đời thuận lợi chắc mẹ Na lật bàn luôn rồi. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, bác Đức chuyên môn khỏi phải bàn nha.
    • Bác sĩ nam gây tê ngoài màng cứng (quá đau nên quên tên bác):
    • Bác Tuân (bác sĩ trực, nghe nói bác làm tại bệnh viện Hùng Vương): Cực kì nhẹ nhàng + kiên nhẫn, bác thuyết phục mẹ Na hoài trong câu chuyện đẻ thường (đau quá đòi đẻ mổ đó các mẹ).
    • Bác sĩ nhi: Khá nhẹ nhàng, đến và đi như 1 cơn gió
    • Bác sĩ nhi và bác sĩ sản thăm khám hàng ngày: Nhẹ nhàng, đến và đi như nhiều cơn gió.
  • Điều dưỡng: Tạm ổn
  • Điều dưỡng kích sữa: Ác mộng cuộc đời luôn, các cô tới và đi nhanh hơn cơn gió, nếu có ở lại thì đem tới gió lào. Mặt thì đăm đăm, hướng dẫn đầy khó chịu, cứ ấn với dí em bé vào người mẹ, xót kinh khủng khiếp. Các cô chỉ muốn các mẹ bầu tham gia khoá học “sữa mẹ”, chứ chẳng muốn hướng dẫn gì cho tử tế. Trong khi đây là dịch vụ đi kèm với gói sinh Hạnh Phúc. Mẹ Na tin, mới sinh ai cũng mệt mỏi cả, chưa kể không có kinh nghiệm cho em bé ti mẹ, không có kinh nghiệm trị tắc sữa. Bỏ 1 đống tiền để bị đối xử như vầy.
  • Dịch vụ dọn dẹp vệ sinh: Khá sạch sẽ, tuy nhiên hơi phiền vì 1 ngày vào nhiều lần quá
  • Dịch vụ ăn uống:
    • Tại bệnh viện: 1 ngày sẽ được chọn 3 bữa chính, 2 bữa phụ. Nhìn chung đồ ăn không quá xuất sắc nhưng cũng dễ ăn.
    • Ngoài bệnh viện: Thời điểm mẹ Na đi sinh, GS25 bên cạnh bệnh viện đã đóng cửa do tình hình dịch còn căng thẳng. Vì vậy, lời khuyên chân thành cho các mẹ sắp sinh: “Hãy mang theo đồ ăn nha” vì đồ ăn bệnh viện lắm khi không đủ no đâu nè.
  • Dịch vụ spa/gội đầu: Ngoài việc
  • Gói quà đi kèm: Ngày mẹ Na xuất viện, cô hộ lý mới mang quà tới, mẹ Na thấy hơi phí hoài. Nếu tặng quà từ ngày đầu tiên, đồng thời hướng dẫn mẹ bỉm quy trình cũng như dịch vụ của gói sinh để bớt bỡ ngỡ thì sẽ hay hơn rất nhiều.

Nhìn chung, chất lượng dịch vụ không đi kèm với giá của gói sinh. Nếu có lần sau mẹ Na sẽ cân nhắc chút xíu có nên sinh tại Hạnh Phúc hay không.

Close
Bài viết mới nhất
Latest Travel Blog
Close

Hikerlust

Đi để muốn được về nhà

Close